Nguồn gốc và sự chứng thực Raneb

Tên Raneb xuất hiện tên một số bình chậu bằng đá, phần lớn được làm bằng đá phiến, thạch cao tuyết hoađá cẩm thạch. Hầu hết các bát đá này được tìm thấy ở Abydos, Giza và Saqqara. Những chữ khắc trên đó mô tả các đền thờ tôn giáo; ví dụ như ngôi nhà của thần Ka và miêu tả các vị thần khác như Bastet, Neith và Seth; cùng các hoạt động và nghi lễ tôn giáo. Điều thú vị là, tên của Raneb xuất hiện cùng với tên của vị tiên vương Hotepsekhemwy hoặc cùng với vị vua kế tục ông, Nynetjer. Tên của Raneb không bao giờ xuất hiện một mình[6]. Rất nhiều dấu triện mang tên của ông được tìm thấy bên dưới đường bờ của Kim Tự Tháp Unas và bên trong một hành lang hầm mộ lớn ở Saqqara. Tại đó người ta tìm thấy hàng chục dấu triện với tên của Hotepsekhemwy và do đó đã dẫn đến một cuộc tranh cãi về việc lăng mộ này thuộc về Raneb hay là của tiên vương Hotepsekhemwy[7].

Năm 2012, Pierre Tallet và Damien Leisnay đã công bố phát hiện về ba câu khắc trên đá với tên Horus của Raneb được tìm thấy ở phía nam của bán đảo Sinai. Mỗi bản khắc đá được tìm thấy trong một wadi khác nhau: Wadi Abu Madawi, Wadi Abu Koua và Wadi Ameyra. Những nơi mà tên của Raneb được tìm thấy nằm dọc theo một lộ trình cổ xưa vốn được sử dụng cho các cuộc viễn chinh từ bờ biển phía tây của đảo Sinai vào khu vực nội địa, nơi có các mỏ đồng và ngọc lam. Dọc theo các wadi, tên của các vị vua từ thời sơ kỳ vương quốc đến các pharaon của vương triều thứ 4 đều nằm tại cùng một nơi[8].

Tên serekh của Nebra còn nhận được sự quan tâm lớn đến từ các nhà Ai Cập học, bởi vì nó được viết với kí hiệu bằng chữ tượng hình của mặt trời, mà vốn vẫn chưa trở thành một biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ dưới triều đại của ông. Dưới triều đại của vua Nebra, điều quan trọng nhất trong tôn giáo của người Ai Cập đó là tập trung vào việc giữ gìn tình trạng cân bằng trong việc thờ cúng các vị thần bảo hộ của đất nước là Horus và Seth. Không có gì quan trọng hơn việc giữ được sự cân bằng đó. Theo đó, các vị vua tự cho rằng bản thân họ là người đại diện của hai vị thần thiêng liêng này. Mặt trời chỉ được coi là một vật thể chịu sự cai quản của Horus hoặc như trong trường hợp của vua Seth-Peribsen,là bởi thần Seth. Vào thời điểm đó, mặt trời chưa được coi như một vị thần. Bằng chứng đầu tiên về việc xuất hiện của vị thần mặt trời Ra là vào giai đoạn đầu Vương triều thứ ba, dưới triều đại của vua Djoser. Và dưới triều đại của vua Radjedef, vị vua thứ ba của vương triều thứ 4, tôn giáo thờ thần mặt trời đã được xác lập một cách chính thức. Ông ta là vị vua đầu tiên kết nối tên của mình với tên của thần Ra, bắt đầu tạo nên một niềm tin tôn giáo vĩ đại rằng các vị vua Ai Cập là hiện thân của thần mặt trời cùng với Horus và Seth[9][10]

Do đó, tên Horus của Nebra lại trở thành một vấn đề đang còn nằm trong sự tranh cãi về cách giải thích và ý nghĩa của nó. Cách diễn giải điển hình của tên Nebra đó là "Ra là chúa tể của tôi", có thể được đọc là "Raneb", điều này đặt ra câu hỏi đó là đó là liệu rằng vào thời điểm đó Mặt Trời đã được tôn thờ như một vị thần độc lập hay chưa. Do vậy, các nhà Ai Cập học đã đưa ra một cách diễn giải khác là "Chúa tể của mặt trời (của Horus)" mà được đọc là "Nebra" và mang ngụ ý về sự cai trị của pharaoh vươn tới cả mặt trời (như một thiên thể), mà thực sự cũng nằm dưới sự cai quản của thần Horus hay Seth. Vào thời điểm đó, vẫn chưa có bất kỳ tôn giáo thờ mặt trời hay biểu tượng mặt trời nào được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào và do đó người ta cho rằng vua Nebra có thể thực sự là vị vua đầu tiên đã chấp nhận tư tưởng tôn giáo rộng lớn hơn về mặt trời và bầu trời.[9][10]